Quy trình sản xuất khay nhựa định hình từ a-z

10/12/2022

Quy trình sản xuất khay nhựa định hình từ a-z

Máy móc Trường Phát chuyên cung cấp máy hút định hình xilanh khí, máy hút định hình motor servo ,máy hút định hình 3 trạm ,máy hút định hình tấm nhựa dày, máy hút định hình bán tự động, máy hút định hình cốc nhựa , máy làm nắp nhựa pp ps pet, máy làm tô nhựa,...

Quy trình sản xuất khay nhựa bao gồm nhiều công đoạn và yêu cầu nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Vậy, quy trình tạo ra chiếc khay đựng thực phẩm diễn ra như thế nào? Quy trình ấy có đạt tiêu chuẩn và cho ra những sản phẩm chất lượng & an toàn không? Bài viết này sẽ tóm lược các thông tin này, theo dõi ngay nhé!

Phân loại nguyên liệu sản xuất khay nhựa thông dụng

Ngày nay việc dùng những chiếc khay bằng nhựa 1 lần để đựng đồ ăn, thực phẩm… thật sự phổ biến. Bạn có thể bắt gặp khay đựng với đủ các mẫu mã, màu sắc và kích thước khác nhau.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng chúng được làm từ nhựa gì? Có thực sự an toàn với sức khỏe hay không? Trước khi tìm hiểu về quy trình sản xuất khay nhựa, cùng khám phá các loại khay đựng thông dụng dưới này nhé!

Nhựa PP (Polypropene)

Dòng khay nhựa PP là sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng nhất. Bởi chúng sở hữu những ưu việt về tính an toàn khi đựng đồ ăn, cụ thể như:

+ Đặc điểm:

  • Tính bền cơ học cao khá cứng vững, không bị kéo giãn dài.
  • Trong suốt, độ bóng bề mặt khá cao.
  • Chịu được nhiệt độ độ âm – 25 độ C đến 130 độ C, có thể tái sử dụng.
  • Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khá

+ Công dụng: Các loại khay nhựa PP có khả năng chịu nhiệt tốt, chuyên dụng đựng thực phẩm nóng như cơm, đồ ăn nhanh… Hoặc được dùng đựng thực phẩm khác như bánh ngọt, thực phẩm chế biến sẵn.

Nhựa PET (PolyEthylene Terephthalate)

Dòng sản phẩm từ nhựa PET đã quá quen thuộc, bao gồm khay bằng nhựa dùng 1 lần. Giá thành rẻ, dễ sản xuất và có những đặc tính được ưa chuộng sau:

+ Đặc điểm:

  • Có tính bền cơ học cao, khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, có độ cứng.
  • Trong suốt, bóng nhẵn, khi chạm tay rất thoải mái.
  • Có tính chống thấm khí O2 và CO2 tốt.
  • Tuy nhiên, mức độ tái chế của nhựa PET rất thấp (chỉ khoảng 20%).

+ Công dụng: Chuyên dùng đựng thực phẩm dạng nguội hoặc các loại nông sản như rau củ quả, thịt, cá… và các loại thực phẩm bảo quản trong điều kiện mát.

khay nhua pet

Nhựa PS (Polystyren)

Ngoài nhựa PP và PET thì nhựa PS cũng được ứng dụng làm khay đựng sản phẩm. Tuy nhiên, đây là sản phẩm được khuyến cáo nên hạn chế dùng nhất.

+ Đặc điểm:

  • Khay từ nhựa PS có thể sử dụng trong điều kiện bảo quản nhiệt độ âm dưới – 25 độ C.
  • Khay Polystyren thường có độ cứng cáp cao hơn so với khay PP.
  • Tuy nhiên về độ an toàn thì khay PS không an toàn với sức khỏe và không thích hợp chứa các sản phẩm có nhiệt độ từ 70 độ C trở lên.

+ Công dụng: Chuyên dùng làm khay đựng thức ăn nguội, đựng bánh kẹo ngọt,v.v.

Có thể thấy rằng, mỗi loại chất liệu làm khay nhựa sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn cần cân nhắc thật kĩ mục đích sử dụng để chọn loại tốt nhất!

  • Thế nhưng, dù bạn chọn khay PP hay PET thì chúng đều được tạo thành theo một quy trình khắt khe để cho ra sản phẩm an toàn, đẹp mắt. Tham khảo các bước cơn bản nhé!

 6 bước trong quy trình sản xuất khay nhựa đựng thực phẩm

Như đã nói ở trên, để làm khay đựng thực phẩm thì công ty nào cũng cần trải qua một quy trình cơ bản. Quy trình này gồm có 6 bước này:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Từ những hạt nhựa tinh khiết ban đầu (PP, PET, PS…), nhà sản xuất pha màu để tạo thành hạt nhựa có màu sắc khác nhau. Khay nhựa sẽ có màu sắc bắt mắt theo yêu cầu của khách.

pha-mau-hat-nhua

Bước 2: Kéo sợi

Sau khi trải qua công đoạn pha màu. Tiếp theo, nhà sản xuất sẽ tiến hành kéo sợi nhựa theo kích cỡ và đường kính– tùy mục đích sử dụng. Từ đó, tạo ra những sợi nhựa dẻo dai, dễ dàng phù hợp với việc sản xuất khay đựng.

Bước 3: Pha trộn phụ gia

Trước khi được đưa vào quy trình sản xuất, các hạt nhựa được gia công thêm vào chất phụ gia để tăng một số tính năng khác cho sản phẩm. Các chất phụ gia bao gồm chất tạo độ cứng, độ liên kết, độ dai…

chat-phu-gia-nganh-nhua

Bước 4: Ép khuôn định hình

Nguyên liệu nhựa ban đầu đã được xử lý và kết hợp đầy đủ các chất phụ gia cần thiết, tiếp theo sẽ được chuyển đến bước ép khuôn nhựa.

Đây là bước quan trọng nhất để tạo hình sản phẩm, tùy vào từng máy ép nhựa mà cho ra sản phẩm với kích thước khác nhau.

khuon ep khay nhua

Bước 5: Cắt bavia

Sau khi nhựa được ép khuôn cho ra thành phẩm sẽ có những phần dư thừa. Lúc này, người ta sẽ tiến hành cắt bỏ các phần dư để tạo thành phẩm đẹp mắt, ưng ý nhất.

quy trinh san xuat khay nhua

Bước 6: Kiểm tra và đóng gói

Sau khi hoàn thiện sản phẩm, chúng sẽ được đưa đến khâu kiểm tra chất lượng và hình thức. Việc kiểm tra dựa trên những quy chuẩn chất lượng nhất định. Bước này đảm bảo các sản phẩm khay đựng khi giao đến tay khách hàng có thể đạt độ chính xác nhất.

Nhìn chung tất cả các nhà sản xuất đều sử dụng một quy trình làm khay nhựa. Thế nhưng thành phẩm làm ra lại có thể hoàn toàn khác nhau. Vậy điểm khác biệt trong quá trình sản xuất là gì? Câu trả lời nằm ngay dưới đây!

Các yêu cầu trong quy trình sản xuất và bảo quản khay nhựa

Để thành phẩm đạt chuẩn cũng như có độ bền, tuổi thọ lâu thì không chỉ nhà sản xuất mà người tiêu dùng cũng cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản. Vậy đó là những tiêu chuẩn nào, xem ngay nhé!

Đối với nhà máy sản xuất

Là cơ sở trực tiếp tạo ra thành phẩm trao tay người tiêu dùng, các nhà xưởng sản xuất khay nhựa cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau đây:

Thứ nhất, có địa điểm, diện tích, nhà xưởng và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về dây chuyền sản xuất. Có như vậy mới đảm bảo các khâu diễn ra thuận lợi, tránh trường hợp không đáng có.

Thứ hai, sử dụng nguồn nguyên liệu an toàn, đạt chuẩn. Tốt nhất nhựa làm khay đựng thực phẩm phải là nhựa nguyên sinh 100%. Tức là dòng nhựa chưa qua sử dụng, còn có độ tinh khiết cao.

Thứ ba, quy trình sản xuất phải diễn ra theo quy trình nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Thành phẩm phải có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt chứng chỉ HACCP.

Yêu cầu bảo quản và sử dụng

Không chỉ nhà sản xuất mà người tiêu dùng cũng cần có những lưu ý nhất định để sử dụng sản phẩm an toàn.

Bởi bất cứ sản phẩm nào cũng cần được bảo quản đúng cách mới đảm bảo độ bền, an toàn tới sức khỏe. Với khay nhựa đựng cơm dùng 1 lần, bạn nên chú ý các điều sau:

Tùy theo chất liệu nhựa mà sử dụng đúng cách. Nhất là trong trường hợp dùng chúng trong lò vi sóng. Ví dụ như chỉ dùng khay PP để đựng thức ăn nóng hoặc bỏ vào lò vi sóng.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế để khay tiếp xúc với nguồn nhiệt cao để tránh sản sinh ra chất có hại ngấm vào thức ăn.

Hướng dẫn chọn sản phẩm tốt

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần chọn đúng khay nhựa tốt mới là cách bảo vệ sức khỏe cho mình. Cụ thể như:

  • Không nên tái sử dụng những khay bằng nhựa mỏng bởi nguy cơ nhiễm độc rất là cao.
  • Chọn những khay bằng nhựa vô cơ, cứng và trong suốt. Bởi chúng sẽ ít gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng hơn so với khay bằng nhựa hữu cơ.
  • Không nên mua những khay đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ xuất xứ.
  • Đối với những khay có thể tái sử dụng, bạn cần lựa chọn thương hiệu có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không nên lựa chọn những khay đựng thực phẩm có màu sắc sặc sỡ, chứa nhiều phẩm màu, có mùi để đựng đồ ăn.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ về quy trình sản xuất khay nhựa cũng như các tiêu chí cơ bản để cho ra một thành phẩm chất lượng. Từ đó cân nhắc chọn lựa sản phẩm để giúp kinh doanh hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: