Quy trình sản xuất ly nhựa dùng 1 lần

27/12/2022

Quy trình sản xuất ly nhựa dùng 1 lần

Có bao giờ bạn tự hỏi, ly nhựa được sản xuất như thế nào chưa?

Ly nhựa và ly giấy là 2 loại ly được sử dụng nhiều nhất ngày nay. Với nhiều hình dáng lạ lẫm, nhiều kích thước khác nhau mà vẫn giống nhau y hệt, có bao giờ bạn thắc mắc làm thế nào mà những chiếc ly này lại hoàn hảo như vậy không?

Bí mật nằm ở quá trình sản xuất ly. OK, hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Nguyên liệu sản xuất ly nhựa

Ly nhựa thường được sản xuất bằng nhựa PP và nhựa PET.

nhua_pp

Ly nhựa PP

Nhựa PP: là loại nhựa Polyme có tính bền cơ học cao (tính bền xe và bền kéo đứt). Đặc điểm dễ nhận thấy về hình thức bên ngoài của loại nhựa này là màu sắc trong suốt với độ bóng bề mặt cùng khả năng in ấn cao và rõ nét, chính vì vậy người ta vẫn thường sử dụng loại nhựa PP để đánh dấu thương hiệu lên các thành phẩm của mình. Loại nhựa này có khả năng chịu nhiệt cao hơn so với nhựa ABS và một số loại nhựa khác với giới hạn chịu nhiệt đến hơn 100 độ C.

Nhựa PET: Polyethylene terephthalate (được gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc PET-P) là nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại nhựa polyester và được dùng trong tổng hợp xơ sợi, vật đựng đồ uống chai nhựa, bình nhựa, vật dụng chứa thức ăn và các loại chất lỏng; có thể ép phun để tạo hình; và trong kỹ nghệ thường kết hợp với xơ thủy tinh. PET là một trong số những nguyên vật liệu sử dụng trong việc sản xuất sợi thủ công.

PET được tìm ra vào năm 1941 bởi Calico Printer’ Association của thành phố Manchester. Chai PET được đưa vào sản xuất vào năm 1973.

2. Tính chất của các loại nhựa này

hYt-nhua-pet

Hạt nhựa PET

Mỗi loại nhựa có 1 tính chất khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng mà chọn loại ly phù hợp.

Để phân biệt ly nào là ly PP, ly nào là ly PET, bạn có thể nhìn vào đáy của ly. Thông thường nhà sản xuất in luôn chữ PP hoặc PET phía dưới. Nếu không thì nhìn vào logo, kí hiệu từng loại nhựa. Hình tam giác có số 1 là nhựa PET, số 5 là PP.

Ngoài ra, nếu ly không có kí hiệu hay tên gì, bạn có thể nhìn vào độ trong của ly để đoán, thường ly PET trong và sáng hơn ly PP.

Nhựa PP:

ly-tra-tac-khong-lo

- Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi.

- Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.

- Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.

- PP không màu không mùi, không vị, không độc, cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo,

- Mùi cháy gần giống mùi cao su, chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC.

- Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC), cao so với PE – có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.

- Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

Nhựa PET:

ly-nhua-pp

- Có khả năng chịu lực và chịu nhiệt cao. Khi gia nhiệt ở 200oC hay làm lạnh ở -90oC thì cấu trúc hóa học của PET vẫn được giữ nguyên.

- Có tính chống thấm khí (O2 và CO2) tốt hơn nhiều loại nhựa khác. Ở nhiệt độ khoảng 100oC thì nhựa PET vẫn được tính chất này.

- Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao.

- Trong suốt.

- Bề mặt có rất nhiều lỗ rỗng, xốp, rất khó để có thể làm sạch.

- Mức độ tái chế của nhựa PET cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%).

Lưu ý: Cả 2 loại nhựa này chỉ sử dụng 1 lần, không được tái sử dụng nhiều lần. Nhiều câu hỏi như nhựa PET có độc không, nhựa PP có độc không? Xin trả lời rằng chúng đều độc nhưng trong giới hạn sử dụng thì hoàn toàn an toàn cho sức khỏe.

3. Quy trình sản xuất ly nhựa PET và PP

Máy làm ly nhựa đang bán tại VN

Nguyên liệu (hạt nhựa PP và PET) phải là nhựa chính phẩm không pha nhựa phế tránh việc kim loại nặng trong nhựa phế nhiễm vào nước uống khi dùng để sản xuất nước uống đóng chai. Vì vậy sản xuất ly nhựa PET chi phí tương đối cao hơn PP vì sử dụng 100% nhựa chính phẩm.

Hạt nhựa PET, PP được đưa vào thiết bị sấy nóng lên đến 180 độ C trong vòng 3 – 4 tiếng. Sau đó được đưa vào máy tạo phôi hoạt động bán liên tục. Trong máy, qua các vòng gia nhiệt, nhựa được chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Dưới áp lực của xilanh, nhựa được bơm vào khuôn qua các rãnh, cửa có tiết diện nhỏ. Vùng tạo hình phôi được xác lập trước – khuôn khép kín trước khi nhựa được bơm vào. Cuối cùng phôi được làm nguội trởi lại bằng hệ thống làm lạnh.

Chu kỳ ép phôi ngắn chỉ vài chục giây đến vài phút. Mỗi chu kỳ cho ra số phôi tùy theo mỗi loại khuôn, từ 2 đến 16 phôi.

Phôi tạo thành sẽ tự động cho ra thùng chứa, ở đó phôi được kiểm tra bọt khí và cắt bỏ bavia. Những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ để nguội ngoài không khí một thời gian rồi đóng bao sau đó được chuyển qua khâu thổi ly.

ly-nhua

Khâu thổi ly gồm 2 giai đoạn chính:

Gia nhiệt làm mềm phôi và thổi chai trong khuôn

Phôi PET, PP sẽ được chạy qua hệ thống đèn sấy đặc biệt để trở nên mềm dẻo hơn chuẩn bị cho công đoạn kéo thổi.

Phôi PET sau khi được làm mềm sẽ được gắn lên ngàm kẹp của khuôn. Khuôn được đóng kín, thanh đẩy sẽ kéo phần phôi PET, PP xuống tận đáy khuôn. Lúc này khí nén được bơm vào làm tăng áp lực trong lòng khuôn, phôi PET, PP sẽ bị dạt ra ngoài, định hình theo hình dạng của khuôn.

Áp suất thổi được tính toán kỹ lưỡng, sau khi thổi sẽ có giai đoạn giữ áp. Mục đích của giai đoạn này là để phôi Pet được định hình hoàn toàn và được làm nguội (thường bằng nước lạnh). Không như hệ thống nén khí Piston thông thường, khí nén sử dụng để thổi chai được tạo ra nhờ hệ thống nén khí đặc biệt trục vít và được sấy khô nhằm loại bỏ mùi lạ, vi trùng trong không khí.

Chính vì vậy lựa chọn các nhà sản xuất ly nhựa PET, PP phải luôn chú trọng đến việc trang bị hệ thống bài bản, đúng tiêu chuẩn cho sản xuất thực phẩm để đảm bảo chất lượng cao.

Kết thúc là quá trình nhả áp, thanh đẩy sẽ được kéo lên, những phần của khuôn sẽ được tách ra, sản phẩm được lấy ra dễ dàng.

Sản phẩm sẽ được kiểm tra, đóng bao và lưu kho. Chuyển qua khâu in ấn ly nhựa.

4. Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản ly nhựa

kho-hang

Về cơ bản, chúng ta không nên sử dụng ly nhựa nhiều lần mà chỉ sử dụng 1 lần. Không nên đựng thức ăn, thực phẩm trong ly nhựa quá nóng vì sẽ làm tan chảy màng nhựa, gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

- Không nên dùng ly nhựa để đựng thực phẩm hâm thức ăn. cho vào lò vi sóng.

- Đồ nhựa nên bảo quản ở nơi khô ráo, không đặt gần nguồn nhiệt cao như bếp gas, lò nướng, lò vi sóng…

- Đồ nhựa sử dụng lâu ngày bị ố vàng, cứng, bạn có thể ngâm chúng trong nước pha một ít muối ăn, chúng sẽ từ từ trắng và mềm lại.

- Tránh để ly nhựa ở những nơi có ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền: